Blog | Publisher Là Gì? Công Việc Của Một Publisher – AIM ACADEMY

Chào mừng bạn đến với 4kings-championship.com trong bài viết về Publisher là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Publisher là gì?

Publisher là ai?

Trong ngành quảng cáo, Publisher là thuật ngữ chỉ những đơn vị phát triển và cung cấp nội dung cho một đối tượng người dùng Internet nhất định – nội dung đó thể hiện thông qua web, blog, và app.

Họ là những người chịu trách nhiệm khai thác và phân phối các nội dung quảng cáo của các đơn vị như Advertiser tới End-user – người dùng cuối. Người làm vị trí này thường đóng vai trò trung gian, cung cấp traffic cho trang web, giúp quảng cáo của Advertiser thu hút nhiều khách hàng, và phân phối sản phẩm tốt nhất nhằm đạt được tỷ lệ lưu lượng truy cập cao.

Khác với Publisher, Advertiser là những công ty sở hữu sản phẩm cần được quảng cáo. Sản phẩm của họ có thể tồn tại theo nhiều dạng: hữu hình có thể bán được, dịch vụ, yêu cầu về một hành động của khách hàng mục tiêu (đăng kí link sản phẩm, để lại thông tin liên lạc, …). Tuy nhiên, những Advertiser này không thể tự tìm người mua sản phẩm của họ nên họ cần đến Publisher để thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu và tăng hiệu suất bán hàng. Trong mối quan hệ công việc, Advertiser đóng vai trò là người thuê, chịu trách nhiệm chi trả kinh phí để quảng cáo được hiển thị. Còn Publisher là người được thuê với mục đích xây dựng các nội dung và chạy quảng cáo, tăng số lượng người tìm hiểu và mua sản phẩm của Advertiser.

Đọc thêm: Ngành PR trong thời đại số

PPC (Pay-Per-Click) là hình thức trả phí cho mỗi cú nhấp chuột của người dùng. Đối với hình thức này, Advertiser có thể mua lưu lượng truy cập vào website một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hình thức này thường gặp phải rủi ro bởi sự lạm dụng những truy cập từ bot tự động tạo nick ảo chứ không phải tệp khách hàng doanh nghiệp hướng đến.

  • Publisher Social Media

Vì đặc trưng môi trường làm việc, các Publisher hoạt động trên mạng xã hội (MXH) thường rất linh hoạt và chuyên nghiệp trong việc sử dụng digital media. Đây là những người thường tạo nên những nội dung thu hút người mua hàng sử dụng tài khoản các nhân hoặc tạo các fanpage trên MXH như Facebook, Instagram.

  • Publisher chuyên về phiếu giảm giá

Đây là những người thu hút khách mua hàng với các ưu đãi lớn là phiếu giảm giá và hot deal từ các thương hiệu. Họ có thể sử dụng email marketing hoặc đăng quảng cáo làm ‘mồi’ cho tệp khách hàng mong muốn ‘săn’ được sản phẩm với ‘giá hời’ thông qua các chương trình giảm giá.

  • Publisher sử dụng influencer

KOL, influencer, những người có tầm ảnh hưởng cũng thường xuyên được các Advertisers mời về với vai trò như những Publisher để quảng bá cho sản phẩm và tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Đây là một hình thức này khá hiệu quả.

  • Publisher tự tạo nội dung

Với điểm mạnh là khả năng sáng tạo nội dung thu hút nhiều đối tượng khách hàng trên trang cá nhân, các Blogger, YouTuber, hay những người sở hữu lượng follow lớn trên MXH cũng được các thương hiệu mời về để quảng báo cho các sản phẩm mới của công ty.

  • Publisher sử dụng trang web so sánh mua sắm

Bằng cách đánh vào tâm lý người mua hàng ham rẻ, các Publisher sẽ liên kết hoặc tự tạo ra web so sánh giữa các sản phẩm để thu hút khách hàng ở lại vầ mua hàng trên trang web. Hình thức này thường mang lại tỷ lệ chuyển đổi rất cao.

Đọc thêm: Cách phát hành một thông cáo báo chí

Đối với Advertiser, bên cạnh việc đóng vai trò là trung gian cung cấp lưu lượng truy cập cho các Advertiser, Publishers còn có khả năng xác định nhóm đối tượng người dùng tiềm năng. Thông qua mang lưới Ads Network, Publisher có thể kiểm soát ngân sách và thời gian quảng cáo nhằm đảm bảo quá trình quảng cáo diễn ra đúng với kế hoạch đã đề xuất của bên Advertisers. Các định hiệu quả đo lường

Còn đối với chính những Publisher, họ tự nhắm chọn đến các đối tượng khách hàng tiềm năng cho riêng mình, Nghề Publishers cung cấp những cơ hội giao tiếp và các mối quan hệ tuyệt vời, nên các Publisher cần biết tận dụng, biến ‘cái ao’ của mình thành ‘biến lớn’ để thu hút không chỉ các Advertiser mà còn cả những người tiêu dùng. Một trong những phương thức ‘giữ’ khách hàng là đầu tư vào nội dung thu hút, phong phú. Hãy nhớ ‘Content is King’, một content hay phải chạm được đúng insight người đọc, nhắm trúng vấn đề họ đang gặp phải và cung cấp giải pháp. Một tips hay cho bạn là đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết mình cần làm sao để thuyết phục người mua.

Không giống với Publisher là bên in ấn các các ấn phẩm sách báo, công việc của nghề Publisher yêu cầu nhân viên cần không ngừng tìm kiếm, mở rộng và hợp tác với các bên đối tác khác nhằm mở rộng Inventory nhất có thể cho agency. Bên cạnh đó, Publisher còn đóng vai trò là cầu nối hỗ trợ quá trình làm việc của hai doanh nghiệp quảng cáo. Nhiệm vụ chính của một nhân viên Publisher mỗi ngày đi làm gồm:

– Quản trị các Trang thông tin điện tử giữa các đối tác của bên Advertiser, kiểm duyệt thành viên gia nhập

– Nghiên cứu và định hướng phát triển cho các tính năng mới phù hợp với xu hướng và nhu cầu người dùng trên trang thông tin điện tử hợp tác đối tác – Đưa ra phương án giải quyết các vấn đề bất ngờ nảy sinh – Thường xuyên cập nhật thông tin và bắt kịp xu hướng thị trường ngành Marketing & Communication – Nghiên cứu kỹ tập khách hàng mục tiêu, nhu cầu của họ và cách thức phù hợp để tiếp cận họ – Hỗ trợ thực hiện các công việc phát sinh khác theo phân bổ của cấp trên

Đọc thêm: CV của PR executive

Các Publisher đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái Marketing & Communication. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho những bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi ‘Publisher là gì?’ hoặc đang có mong muốn thử sức bản thân với nghề Publisher.

Tham khảo Khóa học Modern PR – quan hệ công chúng chuyên nghiệp thiết lập chuẩn mực của nghề PR, đặc biệt là PR hiện đại trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

Rate this post